Hướng dẫn chống DDoS cho website, VPS và server hiệu quả nhất

nexsoft.vn 16/01/2024
Hướng dẫn chống DDoS cho website, VPS và server hiệu quả nhất

Từ trước đến nay, tình trạng tấn công DDoS đã trở nên nỗi sợ hãi của bất kỳ chủ website nào. Trong khi website đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh trên Internet. Đó là nơi để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng; ngược lại, cũng là nơi để người dùng tìm kiếm thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ trước khi quyết định mua. Vậy nên, bài viết hôm nay Vietnix sẽ hướng dẫn bạn cách chống DDoS hiệu quả cho website, mở rộng ra là cho cả VPS và Server. Cùng theo dõi nhé!

Tấn công DDoS là gì?

Tấn công DDoS hay tấn công từ chối dịch vụ phân tán là phương pháp sử dụng nhiều thiết bị trực tuyến được kết nối – gọi chung là mạng botnet – để tấn công vào máy chủ đích bằng vô số lưu lượng truy cập giả mạo. Điều này khiến cho máy chủ không có đủ tài nguyên để phản hồi các yêu cầu, dẫn đến sập hệ thống và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Không như các loại tấn công mạng khác, tấn công DDoS không cố gắng xâm phạm đến khả năng bảo mật mà chỉ có mục đích làm cho website hay máy chủ trở nên không khả dụng với người dùng hợp pháp. Tuy nhiên, DDoS cũng có thể được sử dụng như một lớp “bom khói” cho các hoạt động tấn công độc hại khác. Từ đó đánh sập các “phòng tuyến” thiết bị bảo mật và tấn công vào bên trong.

Các loại tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS)

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tấn công DDoS, điển hình có thể kể đến là:

  • SYN Flood.
  • UDP Flood.
  • HTTP Flood.
  • Ping of Death.
  • Smurf Attack.
  • Fraggle Attack.

Với nhiều phương pháp tấn công như vậy, liệu có thể chống lại được hay không? Vietnix sẽ giới thiệu một số giải pháp để phòng chống tấn công DDoS ở phần tiếp theo.

Cách chống DDoS cho website, VPS và server

1. Đầu tư vào phần cứng mạng

Đầu tư vào phần cứng mạng chất lượng cao có thể giúp phát hiện các cuộc tấn công bất ngờ và thậm chí ngăn chặn chúng. Phần cứng mạng bao gồm tất cả thành phần giúp truyền dữ liệu trên mạng. Bao gồm router, cable để kết nối hệ thống, switch mạng và card mạng.

Nếu bạn đầu tư vào các thiết bị tốt, bạn có thể cấu hình phần cứng mạng để ngăn chặn tấn công DDoS. Một cách để làm điều này là cài đặt tường lửa mạng để các block các request không hợp lệ từ bên ngoài. Cách giảm thiểu DDoS này rất phù hợp cho các ứng dụng doanh nghiệp sử dụng mạng nội bộ.

Chống DDoS bằng cách đầu tư và phần cứng mạng
Đầu tư vào phần cứng mạng

Đối với một chủ doanh nghiệp nhỏ hay các webmaster, rất khó để đầu tư vào phần cứng mạng đắt tiền. Hơn nữa, mọi người thường không có các tài nguyên và kĩ năng để quản lý hệ thống phần cứng mạng riêng.

Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn sử dụng dịch vụ lưu trữ của một nhà cung cấp được quản lý tốt và uy tín. Bằng cách đó, bạn sẽ không phải chịu chi phí liên quan đến việc mua và duy trì cơ sở hạ tầng mạng đắt tiền để hỗ trợ cho website.

2. Loại bỏ lỗ hổng trên website

Cách tốt nhất để ngăn chặn tấn công DDoS cho website là loại bỏ tất cả lỗ hổng trên trang web. Một trang web được hỗ trợ bởi một mạng lưới mạnh mẽ và có dịch vụ lưu trữ tốt thì ít có khả năng trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công DDoS.

Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy cập nhật (update) phiên bản mới thường xuyên. Lúc đó phần mềm này sẽ bao gồm các biện pháp bảo vệ mới nhất nhằm chống lại DDoS.

Loại bỏ lỗ hổng trên website

Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt các plugin để bảo mật cho WordPress. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều plugin mà nên chọn cẩn thận. Điều quan trọng nhất là sử dụng các plugin có chất lượng cao, uy tín và được nhiều người dùng đánh giá cao như Sucuri, iTheme Securiy PRO.

>> Xem thêm: 8 phần mềm chống DDoS tốt nhất hiện nay

3. Sử dụng WAF và CDN

Sử dụng WAF (tường lửa ứng dụng web) là một cách chống DDoS cho website tốt hiện nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn. WAF có thể phát hiện và ngăn chặn tấn công DDoS bằng cách theo dõi các lưu lượng bất thường và chặn chúng truy cập.

Sử dụng WAF

Ngoài ra, CDN (một mạng phân phối nội dung), có thể cân bằng lưu lượng trên website, bằng cách phân bố chúng trên các máy chủ khác nhau trên toàn cầu. Khi đó các hacker sẽ khó để bắt đầu các cuộc tấn công DDoS nhắm vào bạn.

Sử dụng CDN

4. Tăng dung lượng băng thông và server

Lý do chính khiến website bị crash hay sập là vì không thể xử lý các lưu lượng truy cập bởi cuộc tấn công DDoS. Do đó, mua thêm băng thông và tăng dung lượng server là một cách tốt để giảm thiểu tấn công DDoS rất tốt.

Ví dụ website có thể xử lý 1 triệu người dùng cùng lúc và một cuộc tấn công DDoS chỉ gửi 500.000 truy cập giả. Thì lúc đó website vẫn sẽ xử lý được và hoạt động một cách bình thường.

Chống DDoS cho server bằng cách tăng dung lượng băng thông

Ngoài ra, mua nhiều băng thông và tăng dung lượng cũng giúp mở rộng kinh doanh. Vì website có thể phục vụ nhiều khách hàng và người dùng hơn.

5. Phân tán cơ sở hạ tầng

Để gây khó khăn cho các hacker khi tấn công DDoS, hãy đảm bảo các server được phân bổ trên nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau.

Phân tán các server về mặt địa lý thì sẽ phần nào giúp cho các server không bị ảnh hưởng cùng 1 lúc bởi tấn công DDoS. Tất nhiên các trung tâm này phải có hệ thống load balancing tốt nhằm phân tán được các lưu lượng giữa chúng. Thậm chí, sẽ tốt hơn nếu các trung tâm này nằm ở nhiều quốc gia hoặc khu vực khác nhau.

Phân tán cơ sở hạ tầng

Để chiến lược này phát huy được hiệu quả, cần đảm bảo các trung tâm dữ liệu được kết nối với các mạng khác nhau. Ngoài ra, không được có hiện tượng “nghẽn cổ chai” giữa các mạng này.

>> Xem thêm: Vai trò của server đối với doanh nghiệp

6. Bảo vệ máy chủ DNS

Một cách hiệu quả nữa để phòng chống DDoS là đặt các máy chủ DNS ở các trung tâm dữ liệu khác nhau.

Bảo vệ máy chủ DNS

Hơn nữa, một giải pháp tốt hơn là chuyển sang các nhà cung cấp DNS dựa trên cloud. Từ đó có thể có băng thông cao hơn và có mặt ở nhiều điểm hơn tại nhiều các trung tâm dữ liệu khác nhau.

7. Sử dụng Firewall Anti DDoS

Một cách cuối cùng, đồng thời cũng hiệu quả nhất trong số các cách chống DDoS mà Vietnix đề cập đến tại bài viết này chính là sử dụng Firewall Anti DDoS.

Firewall Anti DDoS là giải pháp chống DDoS cho VPS, Server và cả website cực kỳ hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm được Vietnix phát triển độc quyền tại thị trường Việt Nam từ 2012 đến nay.

Nói thêm về dịch vụ này, Proxy Vietnix Firewall là tường lửa gồm nhiều lớp đứng giữa người dùng và máy chủ, có nhiệm vụ phân tích và vô hiệu hóa các kết nối tấn công. Firewall chống DDoS giúp bảo vệ toàn diện, nâng cao tính ổn định và giúp hệ thống đứng vững trước các cuộc tấn công DDoS.

Proxy Vietnix Firewall là tường lửa gồm nhiều lớp đứng giữa người dùng và máy chủ, có nhiệm vụ phân tích và vô hiệu hóa các kết nối tấn công.

Một số lý do để chọn Vietnix Firewall thay cho các cách chống DDoS khác:

  • Chủ động công nghệ: Vì đây là công nghệ được Vietnix phát triển độc quyền nên khi sử dụng, Vietnix sẽ làm chủ công nghệ và có khả năng tùy biến linh hoạt, có thể xử lý trực tiếp, hiệu quả khi khách hàng bị tấn công.
  • Bảo vệ toàn diện: Bộ chữ ký toàn diện giúp chống lại hầu hết các cuộc tấn công ở thị trường Việt Nam.
  • Nhiều tầng dự phòng: Máy chủ Firewall, Access, Core và Uplink đều được đấu nối 2 đường mạng khác nhau bằng công nghệ LACP và vPC.
  • Phần cứng mạnh mẽ: Phần cứng được lựa chọn tối ưu từ Card mạng (NIC), chip xử lý (CPU) thông qua quá trình benchmark gắt gao.
  • Linh hoạt: Có hỗ trợ tối ưu hóa Firewall phù hợp riêng với ứng dụng của khách hàng.
  • Một số lý do khác như: Dùng thử miễn phí 3 ngày, Hỗ trợ 24/7, 10 năm kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ nhân sự kỹ thuật,…

Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ Firewall Anti DDoS của Vietnix bên dưới:

Sử dụng Firewall Anti DDoS

Lời kết

Bài viết trên, Vietnix đã hướng dẫn bạn các cách phòng chống DDoS hiệu quả. Hy vọng những giải pháp nêu trên có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng chống tấn công DDoS gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc về dịch vụ Firewall Anti DDoS Vietnix, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn kịp thời. Vietnix xin chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm!